Giá chip DRAM sẽ chạm "đáy" trong quý II và dậm chân tại đó trong khoảng hơn một năm nữa, do chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy thị trường DRAM sẽ sớm khởi sắc hay phục hồi.
Tuy nhiên, thông tin khiến cho nhà sản xuất DRAM phiền muộn này lại khá tốt lành với những ai đang có nhu cầu mua PC mới hay nâng cấp bộ nhớ cho máy tính xách tay hoặc desktop.
Theo thông lệ, các hãng máy tính lớn như Dell và Acer thường bổ sung thêm DRAM cho các dòng máy tính mới xuất xưởng khi giá chip "bèo bọt".
Còn nếu không, người dùng cũng có thể tự mua DRAM về cài đặt để nâng cấp cho "con máy" cũ của mình.
"Đà suy thoái của DRAM có thể sẽ kéo dài hơn 1 năm cho đến 2 năm nữa", nhà phân tích Simon Woo của Merrill Lynch nhận định.
"Nó sẽ lâu hơn dự kiến của rất nhiều người, nhất là của nhà sản xuất". Trước đây, ngành công ghiệp DRAM cũng đã từng rất khó khăn trong giai đoạn 1997-1998.
Khủng hoảng thừa
DRAM bắt đầu tuột dốc từ giữa năm ngoái và đột ngột sụt giá mạnh kể từ quý III/2007. Tính đến cuối tuần trước, giá bán của một con chip DDR2 1 G-bit, 667MHz chỉ có vẻn vẹn 1,92USD. Để so sánh, ngày 12/7 năm ngoái, giá bán của nó còn đứng ở mức 6,25 USD.
"Giá chip hiện nay đã giảm tới 69% so với thời điểm quý III năm ngoái, và nhà sản xuất không thể có lãi, nếu không muốn nói là đang gắng gượng chịu lỗ", ông Woo cho biết.
Thủ phạm gây ra đợt suy thoái mới nhất của DRAM, không ai khác, lại chính là các nhà sản xuất. Họ đã xây dựng quá nhiều nhà máy mới, với hy vọng máy tính cài đặt hệ điều hành Vista sẽ khiến nhu cầu DRAM nhảy vọt.
Trên lý thuyết, hệ điều hành Windows mới nhất này đòi hỏi PC phải trang bị DRAM tối thiểu là 1 GB, trong khi Windows XP chỉ yêu cầu DRAM 128MB mà thôi.
Thật không may, Vista đã không thể cất cánh nhanh chóng như hy vọng của ngành công nghiệp DRAM, và hậu quả là thị trường thừa mứa chip nhớ.
Cung áp đảo cầu khiến cho nhà sản xuất phải liên tục giảm giá để "giải phóng kho" và thanh lý hàng, thậm chí chịu bán với giá rẻ hơn cả chi phí sản xuất gốc.
Hãng nghiên cứu Gartner đã buộc phải hạ thấp mức dự đoán tăng trưởng doanh thu dành cho thị trường chip toàn cầu năm nay từ 6,2% xuống còn 3,4%.
Lợi nhuận chung cũng giảm khoảng 15% so với năm ngoái, đạt vẻn vẹn 54,9 tỷ USD.
Không thể làm khác?
"Tình hình của DRAM sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với thị trường chip nói chung", Gartner bình luận. Hầu hết giới phân tích đều tin rằng giá DRAM sẽ chạm đáy trong quý II này, bởi đây luôn là thời điểm sức cầu PC yếu nhất trong năm. PC lại chính là thiết bị sử dụng DRAM nhiều nhất.
"Chúng tôi cho rằng giá DRAM sẽ giảm thêm khoảng 10% nữa trong quý II/2008", nhà phân tích Matt Evans của CLSA dự đoán.
Ông Simon Woo tỏ ra bi quan hơn khi cảnh báo rằng đà mất giá của chip DRAM có thể tồi tệ hơn so với dự đoán rất nhiều, nếu như nhà sản xuất tiếp tục tung hàng ồ ạt vào thị trường.
"Họ cần tạm hoãn hoặc ngừng xây dựng các nhà máy mới trong một thời gian, nếu muốn giá DRAM phục hồi chút ít".
Thế nhưng điều trớ trêu là các hãng DRAM lại không dám cắt giảm sản lượng, một phần vì lo sợ vấn đề tín dụng, phần vì sợ mất thị phần.
Chính vì thế, họ cần phải tiếp tục bán chip (dù với mức giá rẻ như cho) để đảm bảo luồng tiền luôn được luân chuyển và duy trì hoạt động.
Chi phí khổng lồ khi xây dựng nhà máy DRAM mới cũng là một nguyên nhân. Mỗi một nhà máy như vậy có thể ngốn tới 3 tỷ USD, vì thế, các hãng thường khai thác chúng 24/24h với sản lượng "nhiều tối đa có thể" để sớm thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, công nghệ DRAM phát triển quá nhanh buộc các hãng phải liên tục cải tiến dòng sản phẩm. Chi phí rót vào càng lớn nên hãng buộc phải bán tháo chip, kể cả khi thị trường đang lâm vào khủng hoảng như thế này.
Trọng Cầm (Theo PC World)
Tuy nhiên, thông tin khiến cho nhà sản xuất DRAM phiền muộn này lại khá tốt lành với những ai đang có nhu cầu mua PC mới hay nâng cấp bộ nhớ cho máy tính xách tay hoặc desktop.
Theo thông lệ, các hãng máy tính lớn như Dell và Acer thường bổ sung thêm DRAM cho các dòng máy tính mới xuất xưởng khi giá chip "bèo bọt".
Còn nếu không, người dùng cũng có thể tự mua DRAM về cài đặt để nâng cấp cho "con máy" cũ của mình.
"Đà suy thoái của DRAM có thể sẽ kéo dài hơn 1 năm cho đến 2 năm nữa", nhà phân tích Simon Woo của Merrill Lynch nhận định.
"Nó sẽ lâu hơn dự kiến của rất nhiều người, nhất là của nhà sản xuất". Trước đây, ngành công ghiệp DRAM cũng đã từng rất khó khăn trong giai đoạn 1997-1998.
Khủng hoảng thừa
DRAM bắt đầu tuột dốc từ giữa năm ngoái và đột ngột sụt giá mạnh kể từ quý III/2007. Tính đến cuối tuần trước, giá bán của một con chip DDR2 1 G-bit, 667MHz chỉ có vẻn vẹn 1,92USD. Để so sánh, ngày 12/7 năm ngoái, giá bán của nó còn đứng ở mức 6,25 USD.
"Giá chip hiện nay đã giảm tới 69% so với thời điểm quý III năm ngoái, và nhà sản xuất không thể có lãi, nếu không muốn nói là đang gắng gượng chịu lỗ", ông Woo cho biết.
Thủ phạm gây ra đợt suy thoái mới nhất của DRAM, không ai khác, lại chính là các nhà sản xuất. Họ đã xây dựng quá nhiều nhà máy mới, với hy vọng máy tính cài đặt hệ điều hành Vista sẽ khiến nhu cầu DRAM nhảy vọt.
Trên lý thuyết, hệ điều hành Windows mới nhất này đòi hỏi PC phải trang bị DRAM tối thiểu là 1 GB, trong khi Windows XP chỉ yêu cầu DRAM 128MB mà thôi.
Thật không may, Vista đã không thể cất cánh nhanh chóng như hy vọng của ngành công nghiệp DRAM, và hậu quả là thị trường thừa mứa chip nhớ.
Cung áp đảo cầu khiến cho nhà sản xuất phải liên tục giảm giá để "giải phóng kho" và thanh lý hàng, thậm chí chịu bán với giá rẻ hơn cả chi phí sản xuất gốc.
Hãng nghiên cứu Gartner đã buộc phải hạ thấp mức dự đoán tăng trưởng doanh thu dành cho thị trường chip toàn cầu năm nay từ 6,2% xuống còn 3,4%.
Lợi nhuận chung cũng giảm khoảng 15% so với năm ngoái, đạt vẻn vẹn 54,9 tỷ USD.
Không thể làm khác?
"Tình hình của DRAM sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với thị trường chip nói chung", Gartner bình luận. Hầu hết giới phân tích đều tin rằng giá DRAM sẽ chạm đáy trong quý II này, bởi đây luôn là thời điểm sức cầu PC yếu nhất trong năm. PC lại chính là thiết bị sử dụng DRAM nhiều nhất.
"Chúng tôi cho rằng giá DRAM sẽ giảm thêm khoảng 10% nữa trong quý II/2008", nhà phân tích Matt Evans của CLSA dự đoán.
Ông Simon Woo tỏ ra bi quan hơn khi cảnh báo rằng đà mất giá của chip DRAM có thể tồi tệ hơn so với dự đoán rất nhiều, nếu như nhà sản xuất tiếp tục tung hàng ồ ạt vào thị trường.
"Họ cần tạm hoãn hoặc ngừng xây dựng các nhà máy mới trong một thời gian, nếu muốn giá DRAM phục hồi chút ít".
Thế nhưng điều trớ trêu là các hãng DRAM lại không dám cắt giảm sản lượng, một phần vì lo sợ vấn đề tín dụng, phần vì sợ mất thị phần.
Chính vì thế, họ cần phải tiếp tục bán chip (dù với mức giá rẻ như cho) để đảm bảo luồng tiền luôn được luân chuyển và duy trì hoạt động.
Chi phí khổng lồ khi xây dựng nhà máy DRAM mới cũng là một nguyên nhân. Mỗi một nhà máy như vậy có thể ngốn tới 3 tỷ USD, vì thế, các hãng thường khai thác chúng 24/24h với sản lượng "nhiều tối đa có thể" để sớm thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, công nghệ DRAM phát triển quá nhanh buộc các hãng phải liên tục cải tiến dòng sản phẩm. Chi phí rót vào càng lớn nên hãng buộc phải bán tháo chip, kể cả khi thị trường đang lâm vào khủng hoảng như thế này.
Trọng Cầm (Theo PC World)