Hội thảo quốc gia về đào tạo CNTT-TT: Có giải pháp, cần hành động
Hội thảo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT theo nhu cầu xã hội diễn ra ngày 10/1/2008 tại Đà Nẵng, với sự góp mặt của hai bộ GDĐT, TTTT và hơn 500 đại biểu đến từ các trường, trung tâm đào tạo và doanh nghiệp (DN).
--------------------------------------------------------------------------------
Hội thảo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT theo nhu cầu xã hội diễn ra ngày 10/1/2008 tại Đà Nẵng, với sự góp mặt của hai bộ GDĐT, TTTT và hơn 500 đại biểu đến từ các trường, trung tâm đào tạo và doanh nghiệp (DN).
Chuẩn bị cho làn sóng đầu tư
Phó Thủ Tướng (PTT) - bộ trưởng bộ Giáo Dục & Đào Tạo (GDĐT) Nguyễn Thiện Nhân trong phát biểu khai mạc hội thảo đã nhận định: “5 năm trước, các dự án CNTT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ khoảng từ 3 - 5 triệu USD. Năm 2007, chỉ riêng 5 dự án CNTT lớn giá trị đã gần 10 tỷ USD. Đến 2010-2012, doanh số xuất khẩu từ các dự án này dự kiến sẽ là 12-15 tỷ USD. Đó là một trong những tín hiệu cho thấy CNTT đang bước vào thời kỳ mới, một làn sóng đầu tư mới. Nếu chúng ta làm tốt, trong 3 năm tới các nhà đầu tư sẽ tiếp tục vào”.
Nên chăng hình thành 3 khu đào tạo chủ yếu về CNTT, cỡ 300 ha trở lên, tại 3 thành phố lớn để tạo nên sự tích tụ về mật độ” - PTT Nguyễn Thiện Nhân
Nhu cầu đầu tư tăng thì nhu cầu nhân lực CNTT cũng tăng tương ứng. Tuy vậy, vẫn có khoảng cách giữa SV ra trường và nhu cầu nhà tuyển dụng. Các DN CNTT đã có cùng suy nghĩ này từ nhiều năm nay. Ông Ngô Hùng Phương, tổng giám đốc FCGV Phương cho biết: “Chẳng những việc tìm tuyển người có kinh nghiệm là “không khả thi”, mà tìm được sinh viên mới tốt nghiệp để đào tạo cũng rất khó. Thái độ làm việc không chuyên nghiệp, thiếu tiếng Anh, thiếu kỹ năng mềm... - những điều được nhắc lâu nay - vẫn tiếp tục là rào cản để sinh viên được tuyển vào DN”.
Một giải pháp nhận được nhiều sự quan tâm, đồng tình do công ty TMA đưa ra tại hội thảo là DN phần mềm sẽ tự lập trung tâm đào tạo kỹ năng cho sinh viên. Ông Vũ Trường Giang, giám đốc trung tâm vườn ươm công ty Tinh Vân cho biết: “Năm nào công ty cũng không tuyển đủ người có kỹ năng cần thiết dù chỉ tuyển ít. Do vậy giải pháp tái đào tạo sinh viên từ 3-6 tháng trước khi họ ra trường là rất hợp lý và trong tầm tay. Nhưng Tinh Vân sẽ mời nhiều DN nữa cùng hùn nhau làm chung cho đỡ tốn!”.
Về phía các trường, sau hội thảo còn rất nhiều việc phải làm. “Các trường cần thêm nhiều buổi làm việc nữa, đề cập riêng về chương trình đào tạo, đào tạo đội ngũ, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách, thời gian đào tạo, môn thi nào là hợp lý (toán - lý - hóa hay toán - tin - Anh Văn)...”, ông Hoàng Trung Sơn, giám đốc trung tâm CNTT của trường cao đẳng Sư Phạm Nam Định đề nghị.
Vai trò của Nhà Nước, DN
Phó TT Nguyễn Thiện Nhân và bộ trưởng bộ TTTT Lê Doãn Hợp (hàng đầu, thứ hai và ba từ trái sang)
PTT, bộ trưởng bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Chúng ta đứng trước vận hội lớn biến VN thành quốc gia có ngành CNp CNTT mạnh. Nhà đầu tư đã đến rồi, không cố không được. Chính Phủ, các bộ ngành, địa phương phải cương quyết có chương trình hỗ trợ phát triển CNTT, trong đó nguồn nhân lực là yêu cầu quan trọng”.
Nhưng phải đặt mục tiêu thế nào cho hợp lý. “Cần có đề án chung, khái quát được nhu cầu trong và ngoài nước. Hai bộ Thông Tin & Truyền Thông (TTTT) và GĐĐT phải phối hợp lập chương trình phát triển nhân lực, nằm trong chương trình phát triển CNp CNTT để trình Chính Phủ. Năm 2008, phải đặt mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất trong đào tạo”, PTT chỉ đạo. Về vai trò của Nhà Nước (NN) và DN trong sự nghiệp đào tạo, PTT Nguyễn Thiện Nhân cho biết như sau:
Trách nhiệm quản lý NN là xác định quy hoạch ở các thành phố để chuẩn bị đất cho trường học; là thẩm định năng lực của đơn vị đào tạo, đủ năng lực mới giao đất, cho mở trường; là tạo môi trường đào tạo đạt chất lượng. Các trường sẽ tiến hành đánh giá giáo viên, công bố chất lượng; NN xếp hạng các trường.
NN còn có trách nhiệm đầu tư cho đại học chất lượng cao. VD: ĐH Quốc Gia TP.HCM kết hợp với ĐH ở Đức có chuyên ngành cơ điện tử, CNTT. NN đầu tư 100 triệu USD hỗ trợ thành lập (tháng 3/2008 sẽ công bố hình thành); hay NN hỗ trợ 100 triệu USD để khai thác tiềm năng của viện KHCN VN, mời thêm chuyên gia nước ngoài hỗ trợ thành lập ĐH nghiên cứu...
Trao đổi bên lề hội thảo
NN cũng phải định chuẩn: Tốt nghiệp phổ thông, học sinh phải biết gì, trung cấp biết gì... 10 năm rồi mà ngành giáo dục vẫn chưa định được chuẩn này là quá chậm. Bộ GDĐT phải khẩn trương cùng bộ TTTT, tham khảo ý kiến các trường để đưa ra chuẩn này, bám sát chuẩn của các nước tiên tiến.
Về phía DN, DN là 1 trong 4 chủ thể của quá trình đào tạo: DN – NN - Người học - Trường học. Nếu DN đứng ngoài quá trình đào tạo thì đào tạo không thành công. DN nên chủ động đặt hợp đồng đào tạo với trường. DN hãy tạo điều kiện cho sinh viên thực tập.
NN khuyến khích DN liên kết mở trường, có chính sách cho vay vốn ưu đãi để xây dựng trường nếu đề án khả thi. Trường đào tạo CNTT được hưởng thuế ưu đãi như với ngành công nghệ cao: 4 năm đầu thuế thu nhập DN là 0%, 5 năm sau 5%, sau đó là 10% như DN thông thường.
Giải pháp hình thành trung tâm đào tạo bổ sung tại các trường nên được thực hiện. NN cũng khuyến khích chính các công ty nước ngoài đầu tư lập trung tâm đào tạo tại các trường. Còn các trường nên tăng cường mời giáo viên thỉnh giảng từ nước ngoài.
Biến giải pháp thành hành động
Hội thảo một lần nữa đánh động xã hội về nhu cầu và tập hợp giải pháp cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Với các đại biểu tại hội thảo thì nhiều giải pháp đã được đưa ra, vấn đề hiện nay phải là hành động của cả xã hội. Chính Phủ phải chỉ đạo quyết liệt thì các giải pháp mới có cơ hội biến thành hành động thực tế. Và cũng cần thành lập ban kiểm tra việc triển khai. Trước mắt, Chính Phủ cần làm việc với các thành phố lớn để thúc đẩy các giải pháp thu được từ hội thảo.
Xem thêm các tham luận của hội thảo trên trang http://hoithao.edu.net.vn
Ý KIẾNN
Ông Trần Lương Sơn, giám đốc công ty Vietsofware
Dự báo nhu cầu
Vòng luẩn quẩn trong phát triển nhân lực CNTT tại Việt Nam: Nhân lực yếu Công ty yếu Ngành yếu Đầu tư CNTT của thị trường thấp Công ty không phát triển Nhân lực yếu...
Đào tạo là cả một chu trình: Tài chính - đào tạo - bảo đảm việc làm. Chúng ta trước nay mới chú trọng khâu ở giữa. Riêng qua bài phát biểu của PTT - bộ trưởng bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân tại hội thảo, tôi thấy NN đã bắt đầu triển khai chương trình cho sinh viên vay và cho cơ chế lập trường.
Rất đông đại biểu đến từ các trường và doanh nghiệp tham dự hội thảo
Đó là tín hiệu vui để hoàn thiện 2 khâu đầu trong chu trình đào tạo. Nhưng cấp Chính Phủ phải có nhân sự chuyên trách đốc thúc, quán xuyến thì các chính sách mới đi vào thực tế.
Ngoài ra, công tác thống kê dự báo trong đào đạo CNTT hiện làm chưa tốt. Không có dự báo làm sao có sự chuẩn bị đào tạo phù hợp nhu cầu xã hội? Chẳng hạn, xã hội cần nhiều nhân viên cho các DN trung bình, trong khi các trường chỉ đào tạo sinh viên chất lượng cao, thì sinh viên ra trường vẫn không làm việc phù hợp vì lương không đủ bù đắp chi phí đào tạo.
Ông Cung Trọng Cường, khoa CNTT trường cao đẳng Công Nghiệp Huế
Mở chuyên ngành hẹp
Bậc ĐH có 127 trường cao đẳng, 94 trường ĐH, 9 học viện có đào tạo ngành CNTT; bậc trung cấp chuyên nghiệp có 119 trường trung cấp chuyên nghiệp, 49 trường cao đẳng, 18 trường ĐH có đào tạo CNTT. Nhưng thật ra chỉ có tên gọi trường khác nhau, còn chương trình đào tạo thì chẳng khác nhau nhiều. Kiến thức đào tạo thì dàn trải, không theo chuyên ngành hẹp. Cụ thể là sinh viên trường nào cũng phải học đủ các môn cơ sở: triết học, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, pháp luật, giáo dục quốc phòng, thể dục... theo chương trình khung của bộ. Đến khi vào chuyên ngành, các nơi đều dạy lập trình cơ bản, cơ cở máy tính, xác xuất thống kê..., cũng theo khung của bộ, chỉ còn 1 học kỳ cho chuyên ngành. Do vậy mà sinh viên học lập trình nhưng ra trường không biết lập trình, học mạng thì không thiết kế được mạng...
CNTT có rất nhiều nhóm ngành, nếu tham khảo công bố của bộ Giáo Dục, Văn Hóa, Thể Thao, Khoa Học Công Nghệ Nhật Bản năm 2006, sẽ thấy có đến 11 nhóm ngành CNTT phù hợp với Việt Nam, gồm: Kinh doanh và tiếp thị (Marketing), bán hàng (Sales), ứng dụng (Applications), tư vấn (Consultans), kiến trúc hệ thống CNTT (IT architect), quản trị dự án (Project management), chuyên gia CNTT (IT specialist), phát triển phần mềm (Software development), dịch vụ khách hàng (Customer service), quản lý dịch vụ CNTT (IT service management), đào tạo (education).
Các trường ở VN mới chỉ đào tạo “loanh quanh” ở các nhóm ngành chuyên gia CNTT, phát triển phần mềm. Vẫn còn bỏ ngỏ rất nhiều nhóm ngành phù hợp cho ứng dụng trong DN.
Do vậy, tôi đề nghị xác định nhu cầu nhân lực xã hội, rồi đánh giá lại hệ thống đào tạo hiện tại để điều chỉnh cơ cấu ngành hẹp cho phù hợp. Nội dung đào tạo nên chia thành các đơn vị hoặc module học tập độc lập, nâng cao tính mềm dẻo của chương trình đào tạo.
Ông Lê Mạnh Hà, giám đốc sở BCVT TP.HCM
Giảm thời gian học ĐH
Cung và cầu lao động CNTT đang tăng mạnh, nhưng phải lưu ý khả năng cung vượt cầu. Theo tính toán của tôi, đến giai đoạn 2010, cung có thể vượt cầu 2 lần nếu hiện trạng đào tạo và sử dụng lao động không có gì chuyển biến.
Nguyên nhân cung thừa là vì chất lượng không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu. Muốn cải tiến chất lượng thì phải có chiến lược đầu tư dài hạn. Đại học vẫn phải đào tạo cơ bản, không thể đào tạo trực tiếp. Do đó chính sinh viên và DN sẽ phải chuẩn bị cho kế hoạch đào tạo thêm. Ngành CNTT, DN CNTT phải căn cứ theo tình hình khách hàng để chuẩn bị nhân lực. Nếu chỉ cần nhân sự nhất thời thì chắc chắn không có ngành đào tạo nào đáp ứng được.
Nhưng để DN đủ thời gian đào tạo thêm, người lao động tăng khả năng tìm việc và khả năng lao động, thì chương trình đào tạo phải ngắn lại. Lập trình viên thường chỉ làm việc tốt đến khoảng 30 tuổi, sau đó thường chuyển sang vị trí khác. Cho nên chương trình ĐH chỉ cần giảm từ 4 năm xuống 3 năm, thì một chuyên viên CNTT có thể tăng thêm gần 1/10 thời gian sử dụng kiến thức được đào tạo.
Ông Nguyễn Hữu Lệ, chủ tịch hội đồng tư vấn công ty TMA
Lập trung tâm đào tạo kỹ năng
Rất nhiều sinh viên CNTT ra trường không tìm được việc hoặc làm trái ngành vì thiếu kỹ năng. Trong khi sinh viên chỉ cần học thêm kỹ năng, từ 2-6 tháng, là đã đủ sức tham gia ngành phần mềm.
Chúng tôi muốn nắm bắt lấy cơ hội này. TMA sẽ lập trung tâm đào tạo những điều còn thiếu cho sinh viên, từ công nghệ chuyên ngành như dot Net, Java, quy trình phát triển phần mềm; đến kỹ năng “mềm”: Làm sao tham gia cuộc tranh luận với KH qua điện thoại, làm việc theo nhóm, diễn đạt ý tưởng để dự án được thuyết phục, Anh Văn... 2/3 giảng viên của trung tâm sẽ là kỹ sư TMA đã có nhiều kinh nghiệm thực tế; còn lại là giảng viên thỉnh giảng từ ĐH.
TMA sẽ mời ban giảng huấn của ĐH Sư Phạm thực hiện chương trình “train the trainer”: hướng dẫn kỹ năng truyền đạt cho những kỹ sư sẽ đứng lớp tại trung tâm TMA. Tháng 3/2008, trung tâm đào tạo sẽ bắt đầu hoạt động tại trung tâm phần mềm TMA. Trung tâm chỉ tập trung tuyển dụng sinh viên sắp tốt nghiệp, đã tốt nghiệp hoặc những kỹ sư muốn nâng cao tay nghề .
xem song nhớ thank nghe !!!
Hội thảo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT theo nhu cầu xã hội diễn ra ngày 10/1/2008 tại Đà Nẵng, với sự góp mặt của hai bộ GDĐT, TTTT và hơn 500 đại biểu đến từ các trường, trung tâm đào tạo và doanh nghiệp (DN).
--------------------------------------------------------------------------------
Hội thảo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT theo nhu cầu xã hội diễn ra ngày 10/1/2008 tại Đà Nẵng, với sự góp mặt của hai bộ GDĐT, TTTT và hơn 500 đại biểu đến từ các trường, trung tâm đào tạo và doanh nghiệp (DN).
Chuẩn bị cho làn sóng đầu tư
Phó Thủ Tướng (PTT) - bộ trưởng bộ Giáo Dục & Đào Tạo (GDĐT) Nguyễn Thiện Nhân trong phát biểu khai mạc hội thảo đã nhận định: “5 năm trước, các dự án CNTT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ khoảng từ 3 - 5 triệu USD. Năm 2007, chỉ riêng 5 dự án CNTT lớn giá trị đã gần 10 tỷ USD. Đến 2010-2012, doanh số xuất khẩu từ các dự án này dự kiến sẽ là 12-15 tỷ USD. Đó là một trong những tín hiệu cho thấy CNTT đang bước vào thời kỳ mới, một làn sóng đầu tư mới. Nếu chúng ta làm tốt, trong 3 năm tới các nhà đầu tư sẽ tiếp tục vào”.
Nên chăng hình thành 3 khu đào tạo chủ yếu về CNTT, cỡ 300 ha trở lên, tại 3 thành phố lớn để tạo nên sự tích tụ về mật độ” - PTT Nguyễn Thiện Nhân
Nhu cầu đầu tư tăng thì nhu cầu nhân lực CNTT cũng tăng tương ứng. Tuy vậy, vẫn có khoảng cách giữa SV ra trường và nhu cầu nhà tuyển dụng. Các DN CNTT đã có cùng suy nghĩ này từ nhiều năm nay. Ông Ngô Hùng Phương, tổng giám đốc FCGV Phương cho biết: “Chẳng những việc tìm tuyển người có kinh nghiệm là “không khả thi”, mà tìm được sinh viên mới tốt nghiệp để đào tạo cũng rất khó. Thái độ làm việc không chuyên nghiệp, thiếu tiếng Anh, thiếu kỹ năng mềm... - những điều được nhắc lâu nay - vẫn tiếp tục là rào cản để sinh viên được tuyển vào DN”.
Một giải pháp nhận được nhiều sự quan tâm, đồng tình do công ty TMA đưa ra tại hội thảo là DN phần mềm sẽ tự lập trung tâm đào tạo kỹ năng cho sinh viên. Ông Vũ Trường Giang, giám đốc trung tâm vườn ươm công ty Tinh Vân cho biết: “Năm nào công ty cũng không tuyển đủ người có kỹ năng cần thiết dù chỉ tuyển ít. Do vậy giải pháp tái đào tạo sinh viên từ 3-6 tháng trước khi họ ra trường là rất hợp lý và trong tầm tay. Nhưng Tinh Vân sẽ mời nhiều DN nữa cùng hùn nhau làm chung cho đỡ tốn!”.
Về phía các trường, sau hội thảo còn rất nhiều việc phải làm. “Các trường cần thêm nhiều buổi làm việc nữa, đề cập riêng về chương trình đào tạo, đào tạo đội ngũ, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách, thời gian đào tạo, môn thi nào là hợp lý (toán - lý - hóa hay toán - tin - Anh Văn)...”, ông Hoàng Trung Sơn, giám đốc trung tâm CNTT của trường cao đẳng Sư Phạm Nam Định đề nghị.
Vai trò của Nhà Nước, DN
Phó TT Nguyễn Thiện Nhân và bộ trưởng bộ TTTT Lê Doãn Hợp (hàng đầu, thứ hai và ba từ trái sang)
PTT, bộ trưởng bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Chúng ta đứng trước vận hội lớn biến VN thành quốc gia có ngành CNp CNTT mạnh. Nhà đầu tư đã đến rồi, không cố không được. Chính Phủ, các bộ ngành, địa phương phải cương quyết có chương trình hỗ trợ phát triển CNTT, trong đó nguồn nhân lực là yêu cầu quan trọng”.
Nhưng phải đặt mục tiêu thế nào cho hợp lý. “Cần có đề án chung, khái quát được nhu cầu trong và ngoài nước. Hai bộ Thông Tin & Truyền Thông (TTTT) và GĐĐT phải phối hợp lập chương trình phát triển nhân lực, nằm trong chương trình phát triển CNp CNTT để trình Chính Phủ. Năm 2008, phải đặt mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất trong đào tạo”, PTT chỉ đạo. Về vai trò của Nhà Nước (NN) và DN trong sự nghiệp đào tạo, PTT Nguyễn Thiện Nhân cho biết như sau:
Trách nhiệm quản lý NN là xác định quy hoạch ở các thành phố để chuẩn bị đất cho trường học; là thẩm định năng lực của đơn vị đào tạo, đủ năng lực mới giao đất, cho mở trường; là tạo môi trường đào tạo đạt chất lượng. Các trường sẽ tiến hành đánh giá giáo viên, công bố chất lượng; NN xếp hạng các trường.
NN còn có trách nhiệm đầu tư cho đại học chất lượng cao. VD: ĐH Quốc Gia TP.HCM kết hợp với ĐH ở Đức có chuyên ngành cơ điện tử, CNTT. NN đầu tư 100 triệu USD hỗ trợ thành lập (tháng 3/2008 sẽ công bố hình thành); hay NN hỗ trợ 100 triệu USD để khai thác tiềm năng của viện KHCN VN, mời thêm chuyên gia nước ngoài hỗ trợ thành lập ĐH nghiên cứu...
Trao đổi bên lề hội thảo
NN cũng phải định chuẩn: Tốt nghiệp phổ thông, học sinh phải biết gì, trung cấp biết gì... 10 năm rồi mà ngành giáo dục vẫn chưa định được chuẩn này là quá chậm. Bộ GDĐT phải khẩn trương cùng bộ TTTT, tham khảo ý kiến các trường để đưa ra chuẩn này, bám sát chuẩn của các nước tiên tiến.
Về phía DN, DN là 1 trong 4 chủ thể của quá trình đào tạo: DN – NN - Người học - Trường học. Nếu DN đứng ngoài quá trình đào tạo thì đào tạo không thành công. DN nên chủ động đặt hợp đồng đào tạo với trường. DN hãy tạo điều kiện cho sinh viên thực tập.
NN khuyến khích DN liên kết mở trường, có chính sách cho vay vốn ưu đãi để xây dựng trường nếu đề án khả thi. Trường đào tạo CNTT được hưởng thuế ưu đãi như với ngành công nghệ cao: 4 năm đầu thuế thu nhập DN là 0%, 5 năm sau 5%, sau đó là 10% như DN thông thường.
Giải pháp hình thành trung tâm đào tạo bổ sung tại các trường nên được thực hiện. NN cũng khuyến khích chính các công ty nước ngoài đầu tư lập trung tâm đào tạo tại các trường. Còn các trường nên tăng cường mời giáo viên thỉnh giảng từ nước ngoài.
Biến giải pháp thành hành động
Hội thảo một lần nữa đánh động xã hội về nhu cầu và tập hợp giải pháp cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Với các đại biểu tại hội thảo thì nhiều giải pháp đã được đưa ra, vấn đề hiện nay phải là hành động của cả xã hội. Chính Phủ phải chỉ đạo quyết liệt thì các giải pháp mới có cơ hội biến thành hành động thực tế. Và cũng cần thành lập ban kiểm tra việc triển khai. Trước mắt, Chính Phủ cần làm việc với các thành phố lớn để thúc đẩy các giải pháp thu được từ hội thảo.
Xem thêm các tham luận của hội thảo trên trang http://hoithao.edu.net.vn
Ý KIẾNN
Ông Trần Lương Sơn, giám đốc công ty Vietsofware
Dự báo nhu cầu
Vòng luẩn quẩn trong phát triển nhân lực CNTT tại Việt Nam: Nhân lực yếu Công ty yếu Ngành yếu Đầu tư CNTT của thị trường thấp Công ty không phát triển Nhân lực yếu...
Đào tạo là cả một chu trình: Tài chính - đào tạo - bảo đảm việc làm. Chúng ta trước nay mới chú trọng khâu ở giữa. Riêng qua bài phát biểu của PTT - bộ trưởng bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân tại hội thảo, tôi thấy NN đã bắt đầu triển khai chương trình cho sinh viên vay và cho cơ chế lập trường.
Rất đông đại biểu đến từ các trường và doanh nghiệp tham dự hội thảo
Đó là tín hiệu vui để hoàn thiện 2 khâu đầu trong chu trình đào tạo. Nhưng cấp Chính Phủ phải có nhân sự chuyên trách đốc thúc, quán xuyến thì các chính sách mới đi vào thực tế.
Ngoài ra, công tác thống kê dự báo trong đào đạo CNTT hiện làm chưa tốt. Không có dự báo làm sao có sự chuẩn bị đào tạo phù hợp nhu cầu xã hội? Chẳng hạn, xã hội cần nhiều nhân viên cho các DN trung bình, trong khi các trường chỉ đào tạo sinh viên chất lượng cao, thì sinh viên ra trường vẫn không làm việc phù hợp vì lương không đủ bù đắp chi phí đào tạo.
Ông Cung Trọng Cường, khoa CNTT trường cao đẳng Công Nghiệp Huế
Mở chuyên ngành hẹp
Bậc ĐH có 127 trường cao đẳng, 94 trường ĐH, 9 học viện có đào tạo ngành CNTT; bậc trung cấp chuyên nghiệp có 119 trường trung cấp chuyên nghiệp, 49 trường cao đẳng, 18 trường ĐH có đào tạo CNTT. Nhưng thật ra chỉ có tên gọi trường khác nhau, còn chương trình đào tạo thì chẳng khác nhau nhiều. Kiến thức đào tạo thì dàn trải, không theo chuyên ngành hẹp. Cụ thể là sinh viên trường nào cũng phải học đủ các môn cơ sở: triết học, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, pháp luật, giáo dục quốc phòng, thể dục... theo chương trình khung của bộ. Đến khi vào chuyên ngành, các nơi đều dạy lập trình cơ bản, cơ cở máy tính, xác xuất thống kê..., cũng theo khung của bộ, chỉ còn 1 học kỳ cho chuyên ngành. Do vậy mà sinh viên học lập trình nhưng ra trường không biết lập trình, học mạng thì không thiết kế được mạng...
CNTT có rất nhiều nhóm ngành, nếu tham khảo công bố của bộ Giáo Dục, Văn Hóa, Thể Thao, Khoa Học Công Nghệ Nhật Bản năm 2006, sẽ thấy có đến 11 nhóm ngành CNTT phù hợp với Việt Nam, gồm: Kinh doanh và tiếp thị (Marketing), bán hàng (Sales), ứng dụng (Applications), tư vấn (Consultans), kiến trúc hệ thống CNTT (IT architect), quản trị dự án (Project management), chuyên gia CNTT (IT specialist), phát triển phần mềm (Software development), dịch vụ khách hàng (Customer service), quản lý dịch vụ CNTT (IT service management), đào tạo (education).
Các trường ở VN mới chỉ đào tạo “loanh quanh” ở các nhóm ngành chuyên gia CNTT, phát triển phần mềm. Vẫn còn bỏ ngỏ rất nhiều nhóm ngành phù hợp cho ứng dụng trong DN.
Do vậy, tôi đề nghị xác định nhu cầu nhân lực xã hội, rồi đánh giá lại hệ thống đào tạo hiện tại để điều chỉnh cơ cấu ngành hẹp cho phù hợp. Nội dung đào tạo nên chia thành các đơn vị hoặc module học tập độc lập, nâng cao tính mềm dẻo của chương trình đào tạo.
Ông Lê Mạnh Hà, giám đốc sở BCVT TP.HCM
Giảm thời gian học ĐH
Cung và cầu lao động CNTT đang tăng mạnh, nhưng phải lưu ý khả năng cung vượt cầu. Theo tính toán của tôi, đến giai đoạn 2010, cung có thể vượt cầu 2 lần nếu hiện trạng đào tạo và sử dụng lao động không có gì chuyển biến.
Nguyên nhân cung thừa là vì chất lượng không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu. Muốn cải tiến chất lượng thì phải có chiến lược đầu tư dài hạn. Đại học vẫn phải đào tạo cơ bản, không thể đào tạo trực tiếp. Do đó chính sinh viên và DN sẽ phải chuẩn bị cho kế hoạch đào tạo thêm. Ngành CNTT, DN CNTT phải căn cứ theo tình hình khách hàng để chuẩn bị nhân lực. Nếu chỉ cần nhân sự nhất thời thì chắc chắn không có ngành đào tạo nào đáp ứng được.
Nhưng để DN đủ thời gian đào tạo thêm, người lao động tăng khả năng tìm việc và khả năng lao động, thì chương trình đào tạo phải ngắn lại. Lập trình viên thường chỉ làm việc tốt đến khoảng 30 tuổi, sau đó thường chuyển sang vị trí khác. Cho nên chương trình ĐH chỉ cần giảm từ 4 năm xuống 3 năm, thì một chuyên viên CNTT có thể tăng thêm gần 1/10 thời gian sử dụng kiến thức được đào tạo.
Ông Nguyễn Hữu Lệ, chủ tịch hội đồng tư vấn công ty TMA
Lập trung tâm đào tạo kỹ năng
Rất nhiều sinh viên CNTT ra trường không tìm được việc hoặc làm trái ngành vì thiếu kỹ năng. Trong khi sinh viên chỉ cần học thêm kỹ năng, từ 2-6 tháng, là đã đủ sức tham gia ngành phần mềm.
Chúng tôi muốn nắm bắt lấy cơ hội này. TMA sẽ lập trung tâm đào tạo những điều còn thiếu cho sinh viên, từ công nghệ chuyên ngành như dot Net, Java, quy trình phát triển phần mềm; đến kỹ năng “mềm”: Làm sao tham gia cuộc tranh luận với KH qua điện thoại, làm việc theo nhóm, diễn đạt ý tưởng để dự án được thuyết phục, Anh Văn... 2/3 giảng viên của trung tâm sẽ là kỹ sư TMA đã có nhiều kinh nghiệm thực tế; còn lại là giảng viên thỉnh giảng từ ĐH.
TMA sẽ mời ban giảng huấn của ĐH Sư Phạm thực hiện chương trình “train the trainer”: hướng dẫn kỹ năng truyền đạt cho những kỹ sư sẽ đứng lớp tại trung tâm TMA. Tháng 3/2008, trung tâm đào tạo sẽ bắt đầu hoạt động tại trung tâm phần mềm TMA. Trung tâm chỉ tập trung tuyển dụng sinh viên sắp tốt nghiệp, đã tốt nghiệp hoặc những kỹ sư muốn nâng cao tay nghề .
xem song nhớ thank nghe !!!