Theo đúng phong cách Google, phần mềm hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói đã xuất hiện trên “kho hàng” trực tuyến Apple App Store vào ngày hôm qua, và sẽ xuất hiện trên các hệ máy khác trong thời gian tới. Phần mềm này dựa trên engine GOOG411, cũng như từng ứng dụng cho BlackBerry, nhưng chỉ giới hạn vào tìm kiếm trên bản đồ.
Cơ chế tìm kiếm bằng giọng nói cũng tương tự như tìm kiếm bằng cách gõ vào ô Search trên trang chủ Google. Lệnh tìm kiếm của người dùng, thường là dạng câu hỏi thông thường, sẽ được chuyển thành tín hiệu điện tử, phân tích từ khoá, sau đó xử lý như câu lệnh tìm kiếm thường dùng.
Trên thực tế, Google đang đi sau hai đối thủ chính Yahoo - Microsoft trong lĩnh vực tìm kiếm qua giọng nói. Cả hai hãng đều đã cung cấp dịch vụ loại này trên mobile, như Tellme của Microsoft hay oneSearch của Yahoo. Một hãng ít tên tuổi, Dial Direction cũng từng đưa tìm kiếm bằng giọng nói lên iPhone, nhưng giới hạn ở các site địa phương thông qua trình duyệt web Safari.
Tìm kiếm bằng giọng nói hứa hẹn sẽ trở thành công nghệ chủ chốt trên smartphone của tương lai. Thị trường nhận dạng giọng nói vừa vượt qua mốc 1 tỉ đô la doanh số vào năm 2006, và sẽ vượt 2,6 tỉ năm 2009. Không chỉ “nóng sốt”, thị trường này còn mở rộng ra toàn cầu. Nuance Communications, một hãng sản xuất phần mềm nhận dạng giọng nói của Mĩ vừa mua nền tảng công nghệ của Phillips, có trụ sở ở Úc với giá 96,1 triệu đô. Sản phẩm của Phillips có khả năng nhận dạng 25 ngôn ngữ khác nhau.
Dù công nghệ này chưa hoàn hảo, cũng như chưa thể trở thành phổ biến ngay tức thì, sản phẩm của Google hứa hẹn sẽ là lựa chọn đầu tiên của các smartphone nhiều người sử dụng trong tương lai, nhờ sức mạnh tuyệt đối về cả công nghệ lẫn tài chính của hãng. Ứng dụng trước mắt của công nghệ này trên iPhone có lẽ sẽ là tìm kiếm web khi đang bận tay lái xe, hoặc các công việc không thể tập trung “lọ mọ” gõ trên bàn phím iPhone - vốn rất khó ấn. Vấn đề lớn nhất là kết quả đưa lại chính xác đến đâu.
Nguồn tin: Dân trí
Cơ chế tìm kiếm bằng giọng nói cũng tương tự như tìm kiếm bằng cách gõ vào ô Search trên trang chủ Google. Lệnh tìm kiếm của người dùng, thường là dạng câu hỏi thông thường, sẽ được chuyển thành tín hiệu điện tử, phân tích từ khoá, sau đó xử lý như câu lệnh tìm kiếm thường dùng.
Trên thực tế, Google đang đi sau hai đối thủ chính Yahoo - Microsoft trong lĩnh vực tìm kiếm qua giọng nói. Cả hai hãng đều đã cung cấp dịch vụ loại này trên mobile, như Tellme của Microsoft hay oneSearch của Yahoo. Một hãng ít tên tuổi, Dial Direction cũng từng đưa tìm kiếm bằng giọng nói lên iPhone, nhưng giới hạn ở các site địa phương thông qua trình duyệt web Safari.
Tìm kiếm bằng giọng nói hứa hẹn sẽ trở thành công nghệ chủ chốt trên smartphone của tương lai. Thị trường nhận dạng giọng nói vừa vượt qua mốc 1 tỉ đô la doanh số vào năm 2006, và sẽ vượt 2,6 tỉ năm 2009. Không chỉ “nóng sốt”, thị trường này còn mở rộng ra toàn cầu. Nuance Communications, một hãng sản xuất phần mềm nhận dạng giọng nói của Mĩ vừa mua nền tảng công nghệ của Phillips, có trụ sở ở Úc với giá 96,1 triệu đô. Sản phẩm của Phillips có khả năng nhận dạng 25 ngôn ngữ khác nhau.
Dù công nghệ này chưa hoàn hảo, cũng như chưa thể trở thành phổ biến ngay tức thì, sản phẩm của Google hứa hẹn sẽ là lựa chọn đầu tiên của các smartphone nhiều người sử dụng trong tương lai, nhờ sức mạnh tuyệt đối về cả công nghệ lẫn tài chính của hãng. Ứng dụng trước mắt của công nghệ này trên iPhone có lẽ sẽ là tìm kiếm web khi đang bận tay lái xe, hoặc các công việc không thể tập trung “lọ mọ” gõ trên bàn phím iPhone - vốn rất khó ấn. Vấn đề lớn nhất là kết quả đưa lại chính xác đến đâu.
Nguồn tin: Dân trí