Từ công nghệ sản xuất CPU, hệ điều hành mới, hay chỉ đơn giản là giao tiếp USB, những công nghệ sau đây sẽ góp phần thay đổi thế giới trong vài năm sắp tới.
CPU... 32 nhân
Chưa đầy 10 năm, nhưng công nghệ đã tiến nhanh đến mức các CPU đơn nhân có thể cho vào .. viện bảo tàng.
Cuộc đua sức mạnh CPU của AMD và Intel vẫn diễn ra quyết liệt, nhưng do tốc độ xung nhịp đã đạt đến giới hạn vật lý, tăng nhân là cách khả dĩ nhất tăng sức mạnh cho CPU. Theo lộ trình sản phẩm của cả hai hãng, các chip tới... 32 nhân sẽ có mặt trên thị trường chỉ trong vài năm tới. Core i7 dùng kiến trúc Nehalem ra mắt cuối năm nay của Intel sẽ có tối đa 8 nhân, trong khi Montreal của AMD cũng sẽ có 8 nhân vào năm 2009. Dự án 32 nhân Keifer của Intel mặc dù bị đình lại vì quá phức tạp, nhưng các chip 16 nhân đầu tiên có thể trình làng vào năm 2011 hoặc 2012, khi công nghệ sản xuất chip chạm tới ngưỡng 22 mm, và 32 nhân vào khoảng 2013.
Chip đồ hoạ tích hợp vi xử lý trung tâm, hay dấu chấm hết cho card đồ hoạ rời
Khi AMD mua lại ATI, phần lớn nhà quan sát đều cho hãng sẽ hợp nhất vi xử lý trung tâm (CPU) của AMD với các chip đồ hoạ (GPU) sản xuất bởi công nghệ ATI. Xu thế hiện tại cho thấy tiên đoán này khá đúng đắn.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% người dùng laptop chịu mua card đồ hoạ rời để thưởng thức đồ hoạ cao cấp hơn. Không chỉ ngốn điện, toả nhiệt, giá cả của card đồ hoạ rời cũng là cản ngại lớn. Giải pháp tốt nhất: "gắn kèm" GPU với CPU. Các sản phẩm đầu tiên sẽ nằm khoảng giữa chip đồ hoạ tích hợp và đồ hoạ rời, nhưng sẽ sớm bắt kịp và thậm chí có khả năng đưa card rời truyền thống vào... dĩ vãng. Những sản phẩm đời đầu sẽ có mặt ngay trên dòng chip Nehalem của Intel và Switft của AMD, với giải pháp gắn nhân xử lý đồ hoạ và nhân truyền thống lên chung một con chip.
USB 3.0
Âm thầm nhưng phát triển mạnh mẽ, giao tiếp USB là một trong những thành công rực rỡ nhất trong lịch sử điện toán, với hơn 2 tỉ thiết bị sử dụng kết nối USB được sản xuất tới ngày nay. Nhưng với dung lượng lưu trữ ngày càng lớn, chuẩn USB 2.0 chậm chạp tỏ ra không bắt kịp nhu cầu chuyển tải dữ liệu hiện tại.
USB 3.0, hay "USB siêu tốc" hứa hẹn tăng gấp 10 tốc độ so với 2.0, đảm bảo năng lượng ổn định và hiệu quả hơn cho các thiết bị dùng cổng USB. Chuẩn này đã gần hoàn thiện và chuẩn bị ra mắt trên thị trường năm 2010. Vẫn lặng lẽ, nhưng chắc chắn, USB 3.0 sẽ kế tục "đàn anh" 2.0 trên hầu hết thiết bị điện tử trong tương lai sắp tới.
Truyền tải năng lượng không dây
"Câu chuyện viễn tưởng" ngày nào giờ đây đã thành hiện thức, khi Intel trình diễn thử nghiệm thắp sáng bóng đèn điện không cần dây dẫn ở khoảng cách vài mét vào tháng 8 vừa rồi mà không gây nguy hiểm cho người dùng. Dù còn rất nhiều cản ngại, với sức mạnh công nghệ của Intel, các chuyên gia dự đoán công nghệ này sẽ chính thức "đổ bộ" lên thị trường trong vòng 8-10 năm nữa. Một ngày không xa, bạn sẽ nạp được pin điện thoại và laptop mà không cần tới ổ cắm cùng mớ dây nhợ lằng nhằng!
Tính toán 64 bit
CPU 32 bit đầu tiên được Intel ra mắt năm 1986, nhưng tận 7 năm sau, Microsoft mới trình làng bản Windows NT 3.1 hoàn toàn sử 32 bit, và Windows XP năm 2001 chính thức yêu cầu người dùng "đoạn tuyệt" với thời đại 16 bit. Tương tự như vậy, CPU 64 bit đã có mặt từ vài năm nay, Windows XP và Vista đều có bản 64 lẫn 32 bit, nhưng Microsoft vẫn chưa vội vã đòi người dùng chuyển hẳn sang 64 bit. Dù vậy, với quá nhiều hạn chế, mà điển hình nhất là Windows 32 bit sẽ không nhận được dung lượng RAM quá 4GB, tính toán 64bit sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong tương lai gần.
Windows 7 và hệ điều hành Google
Windows 7 đã đến rất gần - có vẻ như Microsoft rất quyết tâm thay đổi ấn tượng tồi tệ của người dùng đối với Vista bằng HĐH này. Ngoài những tính năng và hiệu năng từng được hứa hẹn với Vista, Windows 7 sẽ là bước đầu tiên đưa người dùng sản phẩm Microsoft bước vào thế giới điện toán mây. Hàng loạt phần mềm truyền thống vốn có trên Windows được cắt bỏ, thay bằng sản phẩm chạy trên trình duyệt web, do máy chủ của Microsoft đảm nhận phần tính toán. Bản thử nghiệm đầu tiên của Windows 7 hẳn sẽ có mặt cuối năm nay, bản chính thức dành cho nửa cuối 2009.
Trong khi Microsoft mới đang tiến những bước đầu tiên lên Web, Google đã vươn từ thống trị tìm kiếm sang dịch vụ web, tới cả điện thoại di động Android. Ý đồ của hãng đã rõ ràng: một ngày không xa, chúng ta sẽ sống trong một thế giới IT tràn ngập thương hiệu Google, được sản phẩm của Google phục vụ tận tay: từ web cho đến thiết bị dân dụng v.v.. Mục tiêu tiếp theo của Google hẳn sẽ là nền tảng căn bản nhất: hệ điều hành.
Tất nhiên, từ trình duyệt web Chrome đến một hệ điều hành hoàn chỉnh cạnh tranh được với Windows & Mac OS là khoảng cách rất xa. Nhưng bên cạnh tham vọng vô bờ bến, Google còn có "biệt tài" giữ bí mật đến phút chót, như những gì hãng làm người dùng bất ngờ với Chrome. Hãy cùng chờ xem "gã khổng lồ" này làm được những gì.
Hoàng Hải
Theo PCworld
CPU... 32 nhân
Chưa đầy 10 năm, nhưng công nghệ đã tiến nhanh đến mức các CPU đơn nhân có thể cho vào .. viện bảo tàng.
Cuộc đua sức mạnh CPU của AMD và Intel vẫn diễn ra quyết liệt, nhưng do tốc độ xung nhịp đã đạt đến giới hạn vật lý, tăng nhân là cách khả dĩ nhất tăng sức mạnh cho CPU. Theo lộ trình sản phẩm của cả hai hãng, các chip tới... 32 nhân sẽ có mặt trên thị trường chỉ trong vài năm tới. Core i7 dùng kiến trúc Nehalem ra mắt cuối năm nay của Intel sẽ có tối đa 8 nhân, trong khi Montreal của AMD cũng sẽ có 8 nhân vào năm 2009. Dự án 32 nhân Keifer của Intel mặc dù bị đình lại vì quá phức tạp, nhưng các chip 16 nhân đầu tiên có thể trình làng vào năm 2011 hoặc 2012, khi công nghệ sản xuất chip chạm tới ngưỡng 22 mm, và 32 nhân vào khoảng 2013.
Chip đồ hoạ tích hợp vi xử lý trung tâm, hay dấu chấm hết cho card đồ hoạ rời
Khi AMD mua lại ATI, phần lớn nhà quan sát đều cho hãng sẽ hợp nhất vi xử lý trung tâm (CPU) của AMD với các chip đồ hoạ (GPU) sản xuất bởi công nghệ ATI. Xu thế hiện tại cho thấy tiên đoán này khá đúng đắn.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% người dùng laptop chịu mua card đồ hoạ rời để thưởng thức đồ hoạ cao cấp hơn. Không chỉ ngốn điện, toả nhiệt, giá cả của card đồ hoạ rời cũng là cản ngại lớn. Giải pháp tốt nhất: "gắn kèm" GPU với CPU. Các sản phẩm đầu tiên sẽ nằm khoảng giữa chip đồ hoạ tích hợp và đồ hoạ rời, nhưng sẽ sớm bắt kịp và thậm chí có khả năng đưa card rời truyền thống vào... dĩ vãng. Những sản phẩm đời đầu sẽ có mặt ngay trên dòng chip Nehalem của Intel và Switft của AMD, với giải pháp gắn nhân xử lý đồ hoạ và nhân truyền thống lên chung một con chip.
USB 3.0
Âm thầm nhưng phát triển mạnh mẽ, giao tiếp USB là một trong những thành công rực rỡ nhất trong lịch sử điện toán, với hơn 2 tỉ thiết bị sử dụng kết nối USB được sản xuất tới ngày nay. Nhưng với dung lượng lưu trữ ngày càng lớn, chuẩn USB 2.0 chậm chạp tỏ ra không bắt kịp nhu cầu chuyển tải dữ liệu hiện tại.
USB 3.0, hay "USB siêu tốc" hứa hẹn tăng gấp 10 tốc độ so với 2.0, đảm bảo năng lượng ổn định và hiệu quả hơn cho các thiết bị dùng cổng USB. Chuẩn này đã gần hoàn thiện và chuẩn bị ra mắt trên thị trường năm 2010. Vẫn lặng lẽ, nhưng chắc chắn, USB 3.0 sẽ kế tục "đàn anh" 2.0 trên hầu hết thiết bị điện tử trong tương lai sắp tới.
Truyền tải năng lượng không dây
"Câu chuyện viễn tưởng" ngày nào giờ đây đã thành hiện thức, khi Intel trình diễn thử nghiệm thắp sáng bóng đèn điện không cần dây dẫn ở khoảng cách vài mét vào tháng 8 vừa rồi mà không gây nguy hiểm cho người dùng. Dù còn rất nhiều cản ngại, với sức mạnh công nghệ của Intel, các chuyên gia dự đoán công nghệ này sẽ chính thức "đổ bộ" lên thị trường trong vòng 8-10 năm nữa. Một ngày không xa, bạn sẽ nạp được pin điện thoại và laptop mà không cần tới ổ cắm cùng mớ dây nhợ lằng nhằng!
Tính toán 64 bit
CPU 32 bit đầu tiên được Intel ra mắt năm 1986, nhưng tận 7 năm sau, Microsoft mới trình làng bản Windows NT 3.1 hoàn toàn sử 32 bit, và Windows XP năm 2001 chính thức yêu cầu người dùng "đoạn tuyệt" với thời đại 16 bit. Tương tự như vậy, CPU 64 bit đã có mặt từ vài năm nay, Windows XP và Vista đều có bản 64 lẫn 32 bit, nhưng Microsoft vẫn chưa vội vã đòi người dùng chuyển hẳn sang 64 bit. Dù vậy, với quá nhiều hạn chế, mà điển hình nhất là Windows 32 bit sẽ không nhận được dung lượng RAM quá 4GB, tính toán 64bit sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong tương lai gần.
Windows 7 và hệ điều hành Google
Windows 7 đã đến rất gần - có vẻ như Microsoft rất quyết tâm thay đổi ấn tượng tồi tệ của người dùng đối với Vista bằng HĐH này. Ngoài những tính năng và hiệu năng từng được hứa hẹn với Vista, Windows 7 sẽ là bước đầu tiên đưa người dùng sản phẩm Microsoft bước vào thế giới điện toán mây. Hàng loạt phần mềm truyền thống vốn có trên Windows được cắt bỏ, thay bằng sản phẩm chạy trên trình duyệt web, do máy chủ của Microsoft đảm nhận phần tính toán. Bản thử nghiệm đầu tiên của Windows 7 hẳn sẽ có mặt cuối năm nay, bản chính thức dành cho nửa cuối 2009.
Trong khi Microsoft mới đang tiến những bước đầu tiên lên Web, Google đã vươn từ thống trị tìm kiếm sang dịch vụ web, tới cả điện thoại di động Android. Ý đồ của hãng đã rõ ràng: một ngày không xa, chúng ta sẽ sống trong một thế giới IT tràn ngập thương hiệu Google, được sản phẩm của Google phục vụ tận tay: từ web cho đến thiết bị dân dụng v.v.. Mục tiêu tiếp theo của Google hẳn sẽ là nền tảng căn bản nhất: hệ điều hành.
Tất nhiên, từ trình duyệt web Chrome đến một hệ điều hành hoàn chỉnh cạnh tranh được với Windows & Mac OS là khoảng cách rất xa. Nhưng bên cạnh tham vọng vô bờ bến, Google còn có "biệt tài" giữ bí mật đến phút chót, như những gì hãng làm người dùng bất ngờ với Chrome. Hãy cùng chờ xem "gã khổng lồ" này làm được những gì.
Hoàng Hải
Theo PCworld