Nhiều kỹ sư công nghệ thông tin than vãn: "Công việc thực tiễn sao khó thế, khác với những gì đã được học ở trường quá!".
"Chạy" cùng thế giới
Nhiều nhân viên phòng công nghệ thông tin (IT) cho rằng công việc quá nhàm chán, khô khan, vất vả vì "suốt ngày đi tới, đi lui phục vụ mọi người". Ngược lại, có nhiều kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành IT lại không bắt kịp với nhịp độ làm việc thực tiễn. Chính vì vậy, chỉ một vài tuần gia nhập công ty, họ quyết định rẽ sang hướng khác, từ bỏ công việc mà họ đã mất nhiều năm theo đuổi.
Trong khi đó, nhiều nhà tuyển dụng cần nhân sự về công nghệ thông tin kêu ca: "Tìm được một ứng viên tốt, làm được việc ngay khó như đãi cát tìm vàng!". Điển hình, Công ty phần mềm và truyền thông VASC ở Hà Nội phải mất 8 tháng, lọc hơn 300 hồ sơ mới tuyển được một trưởng dự án có trình độ tương đối. Hầu hết các công ty hiện nay đều phải hạ chuẩn khâu tuyển dụng và thay vào đó là xây dựng một quy trình đào tạo nội bộ để "nâng cấp" cho các nhân viên mới. Một phần nguyên nhân là, tuy có rất nhiều lao động có bằng cấp nhưng lại hạn chế trình độ chuyên môn và khả năng làm việc thực tế.
Một thành viên tham gia cuộc thi viết Nghề của tôi trên diễn đàn http://www.jobviet.com/ tâm sự về nghề nghiệp của mình trong bài viết "Quản trị mạng - nghề của đam mê": "Tôi được nhận chứng chỉ MCSA nhưng nghề của tôi không chỉ dừng lại ở trường lớp. Mà tôi phải tự tìm tòi học hỏi qua bạn bè và trên mạng. Vì công nghệ thì luôn hiện đại và con người luôn phải vươn tới phía trước". Chính vì vậy, bạn trẻ muốn đeo đuổi nghề IT cần năng động tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn, cũng như tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thông qua việc tham gia các diễn đàn nghề nghiệp, nghiên cứu sách báo chuyên ngành, mạnh dạn tham gia các dự án, hội thi về công nghệ thông tin của trường... Công nghệ thông tin là ngành phát triển rất nhanh. Những ứng dụng mới, phần mềm mới được nâng cấp liên tục. Nếu không cập nhật thường xuyên thì người lao động sẽ trở nên lạc hậu. Vì vậy, các nhà tuyển dụng rất coi trọng ứng viên có các chứng chỉ quốc tế và trình độ ngoại ngữ tốt, cho dù bằng cấp không phải là yếu tố chính tạo nên sự thành công của người làm IT.
Không chỉ... yêu máy tính
Nhân viên IT Việt Nam được đánh giá cao bởi sự thông minh, nhanh nhạy, sáng tạo nhưng vốn tiếng Anh khiêm tốn và các kỹ năng làm việc chưa chuyên nghiệp nên thường không được coi trọng nhiều trong môi trường làm việc quốc tế. Khi thông báo tuyển dụng, bên cạnh yêu cầu về các chứng chỉ chuyên môn, công ty liên doanh hay công ty nước ngoài thường đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe về trình độ tiếng Anh để có thể viết code và tra cứu tài liệu. Theo một báo cáo thống kê, 75% nhà tuyển dụng nước Anh đánh giá rất cao kỹ năng giao tiếp, cả với đồng nghiệp lẫn khách hàng, và coi đó là chìa khóa dẫn tới thành công.
Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng đối với nhân viên ngành IT. Một sản phẩm phần mềm ra đời hiếm khi là sản phẩm của một cá nhân đơn lẻ mà là sự kết hợp trí, lực của một nhóm người: từ trưởng dự án đến từng nhân viên cấp dưới. Nếu không hòa nhập được với nhóm, không có kỹ năng làm việc nhóm, bạn sẽ rất dễ bị cô lập, không được bổ trợ và giúp đỡ kịp thời những kiến thức còn thiếu, bạn sẽ mãi loay hoay mà không tìm được lối ra và dễ thất bại trong công việc.
(tuoitredhdn.udn.vn)
"Chạy" cùng thế giới
Nhiều nhân viên phòng công nghệ thông tin (IT) cho rằng công việc quá nhàm chán, khô khan, vất vả vì "suốt ngày đi tới, đi lui phục vụ mọi người". Ngược lại, có nhiều kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành IT lại không bắt kịp với nhịp độ làm việc thực tiễn. Chính vì vậy, chỉ một vài tuần gia nhập công ty, họ quyết định rẽ sang hướng khác, từ bỏ công việc mà họ đã mất nhiều năm theo đuổi.
Trong khi đó, nhiều nhà tuyển dụng cần nhân sự về công nghệ thông tin kêu ca: "Tìm được một ứng viên tốt, làm được việc ngay khó như đãi cát tìm vàng!". Điển hình, Công ty phần mềm và truyền thông VASC ở Hà Nội phải mất 8 tháng, lọc hơn 300 hồ sơ mới tuyển được một trưởng dự án có trình độ tương đối. Hầu hết các công ty hiện nay đều phải hạ chuẩn khâu tuyển dụng và thay vào đó là xây dựng một quy trình đào tạo nội bộ để "nâng cấp" cho các nhân viên mới. Một phần nguyên nhân là, tuy có rất nhiều lao động có bằng cấp nhưng lại hạn chế trình độ chuyên môn và khả năng làm việc thực tế.
Một thành viên tham gia cuộc thi viết Nghề của tôi trên diễn đàn http://www.jobviet.com/ tâm sự về nghề nghiệp của mình trong bài viết "Quản trị mạng - nghề của đam mê": "Tôi được nhận chứng chỉ MCSA nhưng nghề của tôi không chỉ dừng lại ở trường lớp. Mà tôi phải tự tìm tòi học hỏi qua bạn bè và trên mạng. Vì công nghệ thì luôn hiện đại và con người luôn phải vươn tới phía trước". Chính vì vậy, bạn trẻ muốn đeo đuổi nghề IT cần năng động tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn, cũng như tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thông qua việc tham gia các diễn đàn nghề nghiệp, nghiên cứu sách báo chuyên ngành, mạnh dạn tham gia các dự án, hội thi về công nghệ thông tin của trường... Công nghệ thông tin là ngành phát triển rất nhanh. Những ứng dụng mới, phần mềm mới được nâng cấp liên tục. Nếu không cập nhật thường xuyên thì người lao động sẽ trở nên lạc hậu. Vì vậy, các nhà tuyển dụng rất coi trọng ứng viên có các chứng chỉ quốc tế và trình độ ngoại ngữ tốt, cho dù bằng cấp không phải là yếu tố chính tạo nên sự thành công của người làm IT.
Không chỉ... yêu máy tính
Nhân viên IT Việt Nam được đánh giá cao bởi sự thông minh, nhanh nhạy, sáng tạo nhưng vốn tiếng Anh khiêm tốn và các kỹ năng làm việc chưa chuyên nghiệp nên thường không được coi trọng nhiều trong môi trường làm việc quốc tế. Khi thông báo tuyển dụng, bên cạnh yêu cầu về các chứng chỉ chuyên môn, công ty liên doanh hay công ty nước ngoài thường đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe về trình độ tiếng Anh để có thể viết code và tra cứu tài liệu. Theo một báo cáo thống kê, 75% nhà tuyển dụng nước Anh đánh giá rất cao kỹ năng giao tiếp, cả với đồng nghiệp lẫn khách hàng, và coi đó là chìa khóa dẫn tới thành công.
Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng đối với nhân viên ngành IT. Một sản phẩm phần mềm ra đời hiếm khi là sản phẩm của một cá nhân đơn lẻ mà là sự kết hợp trí, lực của một nhóm người: từ trưởng dự án đến từng nhân viên cấp dưới. Nếu không hòa nhập được với nhóm, không có kỹ năng làm việc nhóm, bạn sẽ rất dễ bị cô lập, không được bổ trợ và giúp đỡ kịp thời những kiến thức còn thiếu, bạn sẽ mãi loay hoay mà không tìm được lối ra và dễ thất bại trong công việc.
(tuoitredhdn.udn.vn)