Quan trọng hàng đầu của việc hỗ trợ tùy biến, chỉnh sửa theo ý thích trên hệ điều hành Windows là Control Panel.
Dù không phải là một phần mềm mã nguồn mở nhưng hệ điều hành Windows của hãng Microsoft cũng để ngỏ cho người sử dụng nhiều khả năng tùy biến cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của mỗi người dùng.
Control Panel được hiểu theo tiếng Việt là cái bảng điều khiển; có người gọi đó là ô chỉnh sửa, hoặc khung điều chỉnh… Dù chẳng phải sính dùng tiếng Tây, nhưng ta cứ gọi nó là Control panel cho gọn và cũng dễ phát âm, dễ nhớ.
Mở Control panel ra bằng cách bấm nút Start, dò chuột đến Settings trên menu, một menu phụ xuất hiện, bấm chọn Control panel. Cửa sổ Control panel được trình bày. Cửa sổ này được chia làm hai phần. Bên phải là Pick a Category (Chọn lọc theo chủ đề). Có tất cả 10 chủ đề chính được chia làm hai cột. Cửa sổ bên trái có hàng chữ Switch to Classic View nghĩa là chuyển cách trình bày theo kiểu cổ điển (thời Win 98 trở về trước). Nếu bấm chuột vào hàng chữ này thì cửa sổ bên phải sẽ hiển thị tất cả các mục mà người dùng sẽ tác động. Nên chuyển về cách hiển thị cổ điển này để dễ dàng hơn trong thao tác. Tùy theo việc cài đặt trong máy tính mà Control panel sẽ trình bày bao nhiêu hạng mục để tùy biến.
Quan trọng hàng đầu là tùy biến các chức năng:
- Accessibility option: Những tùy chọn cho việc điều khiển máy tính dễ dàng hơn đối với người khuyết tật hoặc thuận tay trái. Vì vậy, biểu tượng của nó là hình người ngồi trên chiếc xe lăn.
- Add Harware: Cài đặt thêm phần cứng vào máy tính.
- Add or Remove Programs: Cài đặt thêm hoặc gỡ bỏ các chương trình ứng dụng.
- Administrative Tools: Các công cụ quản trị hệ thống.
- Date and Time: Điều chỉnh ngày, giờ của đồng hồ hệ thống.
- Display: Sự hiển thị của Desktop, của các khung cửa sổ…
- Fonts: Kho lưu trữ các loại font chữ.
- Internet option: Tùy chọn các chức năng của trình duyệt IE khi kết nối với Internet.
- Mouse: Điều chỉnh tính năng hoạt động của chuột máy tính.
- Network connection: Quy định kết nối mạng máy tính.
- Network Setup Wizard: Hướng dẫn kết nối mạng.
- Power option: Các tùy chọn về sử dụng điện năng.
- Printer and Fax: Quy định về máy in và cách thức gởi Fax thông qua máy tính.
- Regional and Language option: Các tùy chọn đối chuẩn định dạng theo vùng miền địa lý hoặc ngôn ngữ.
- Scanners and Cameras: Nối kết với máy Scan và máy chụp hình, quay phim kỹ thuật số.
- Scheduled task: Lập lịch cho máy tính hoạt động một cách tự động (sẽ có những chức năng tự động chạy vào một thời điểm nào đó. Thường là thời điểm mà người sử dụng tạm ngừng dùng máy tính).
- Security Center: Thiết lập sự an ninh để bảo mật, tránh sự tác động xấu khi nối kết vào mạng.
- Sound and Audio Devices: quản lý các thiết bị âm thanh.
- User Account: tạo tài khoản - mật khẩu cho người dùng.
- System: Tinh chỉnh các thuộc tính của hệ thống.…
Các bài kế tiếp sẽ lần lượt giới thiệu đến bạn đọc cách làm việc với một số tính năng quan trọng khi tác động vào hệ điều hành thông qua Control panel.
Dù không phải là một phần mềm mã nguồn mở nhưng hệ điều hành Windows của hãng Microsoft cũng để ngỏ cho người sử dụng nhiều khả năng tùy biến cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của mỗi người dùng.
Control Panel được hiểu theo tiếng Việt là cái bảng điều khiển; có người gọi đó là ô chỉnh sửa, hoặc khung điều chỉnh… Dù chẳng phải sính dùng tiếng Tây, nhưng ta cứ gọi nó là Control panel cho gọn và cũng dễ phát âm, dễ nhớ.
Mở Control panel ra bằng cách bấm nút Start, dò chuột đến Settings trên menu, một menu phụ xuất hiện, bấm chọn Control panel. Cửa sổ Control panel được trình bày. Cửa sổ này được chia làm hai phần. Bên phải là Pick a Category (Chọn lọc theo chủ đề). Có tất cả 10 chủ đề chính được chia làm hai cột. Cửa sổ bên trái có hàng chữ Switch to Classic View nghĩa là chuyển cách trình bày theo kiểu cổ điển (thời Win 98 trở về trước). Nếu bấm chuột vào hàng chữ này thì cửa sổ bên phải sẽ hiển thị tất cả các mục mà người dùng sẽ tác động. Nên chuyển về cách hiển thị cổ điển này để dễ dàng hơn trong thao tác. Tùy theo việc cài đặt trong máy tính mà Control panel sẽ trình bày bao nhiêu hạng mục để tùy biến.
Quan trọng hàng đầu là tùy biến các chức năng:
- Accessibility option: Những tùy chọn cho việc điều khiển máy tính dễ dàng hơn đối với người khuyết tật hoặc thuận tay trái. Vì vậy, biểu tượng của nó là hình người ngồi trên chiếc xe lăn.
- Add Harware: Cài đặt thêm phần cứng vào máy tính.
- Add or Remove Programs: Cài đặt thêm hoặc gỡ bỏ các chương trình ứng dụng.
- Administrative Tools: Các công cụ quản trị hệ thống.
- Date and Time: Điều chỉnh ngày, giờ của đồng hồ hệ thống.
- Display: Sự hiển thị của Desktop, của các khung cửa sổ…
- Fonts: Kho lưu trữ các loại font chữ.
- Internet option: Tùy chọn các chức năng của trình duyệt IE khi kết nối với Internet.
- Mouse: Điều chỉnh tính năng hoạt động của chuột máy tính.
- Network connection: Quy định kết nối mạng máy tính.
- Network Setup Wizard: Hướng dẫn kết nối mạng.
- Power option: Các tùy chọn về sử dụng điện năng.
- Printer and Fax: Quy định về máy in và cách thức gởi Fax thông qua máy tính.
- Regional and Language option: Các tùy chọn đối chuẩn định dạng theo vùng miền địa lý hoặc ngôn ngữ.
- Scanners and Cameras: Nối kết với máy Scan và máy chụp hình, quay phim kỹ thuật số.
- Scheduled task: Lập lịch cho máy tính hoạt động một cách tự động (sẽ có những chức năng tự động chạy vào một thời điểm nào đó. Thường là thời điểm mà người sử dụng tạm ngừng dùng máy tính).
- Security Center: Thiết lập sự an ninh để bảo mật, tránh sự tác động xấu khi nối kết vào mạng.
- Sound and Audio Devices: quản lý các thiết bị âm thanh.
- User Account: tạo tài khoản - mật khẩu cho người dùng.
- System: Tinh chỉnh các thuộc tính của hệ thống.…
Các bài kế tiếp sẽ lần lượt giới thiệu đến bạn đọc cách làm việc với một số tính năng quan trọng khi tác động vào hệ điều hành thông qua Control panel.